Mô hình cơ sở nuôi tôm thẻ trong nhà đầu tiên tại Mỹ

Chia sẻ bài viết:

Trong những năm gần đây, khi môi trường biển bắt đầu thể hiện những dấu hiệu suy thoái, nhiều doanh nghiệp và tập đoàn thủy sản đã tự nổ lực để triển khai các mô hình nuôi trồng mới, nhằm mục tiêu phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Một ví dụ điển hình là việc hoàn thành và đi vào hoạt động một hệ thống nuôi tôm trong nhà tại Mỹ vào cuối tháng 3 năm nay.

Có thể bạn quan tâm: Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao tròn

Tập đoàn Charoen Pokphand Foods (CPF) của Thái Lan, nổi tiếng với công nghệ nuôi trồng, nhân giống và khả năng kiểm soát dịch bệnh ở tôm, đã tạo ra một hệ thống nuôi tôm trong nhà tại Mỹ, phối hợp với Homegrown Shrimp USA (HGS), đánh giá là một bước tiến đột phá.

Thị trường tôm tại Mỹ rất lớn, nhưng các hoạt động nuôi trồng và khai thác suốt cả năm vẫn chưa đạt được sự thành công mong muốn. Trang trại nuôi tôm trong nhà này ra đời với mục tiêu tạo ra một mô hình nuôi trồng mới, hướng đến phát triển bền vững, giảm thiểu chi phí nuôi trồng và chế biến tôm, nâng cao chất lượng sản phẩm tôm, giảm giá thành cho người tiêu dùng, và quan trọng nhất, cung cấp khả năng truy xuất nguồn gốc tôm một cách rõ ràng và minh bạch.

Nuôi tôm thẻ trong nhà

Như vậy, dự kiến lần hợp tác này sẽ khắc đánh dấu một bước tiến mới cho ngành sản xuất tôm ở Mỹ cũng như ngành nuôi trồng tôm của Thái Lan.

Trại giống của Homegrown Shrimp USA (HGS) đã được đầu tư kỹ lưỡng từ việc lựa chọn con giống, quy trình nuôi trồng, thu hoạch đến cả quá trình tái chế và xử lý chất thải sau mỗi mùa thu hoạch.

Cụ thể, cơ sở của HGS có quy mô rộng lớn, lên đến 80.000 ft2 (khoảng 7.500 m2), cho phép họ sản xuất hơn 60 triệu tôm giống hàng năm. Mô hình nuôi tôm khép kín này bao gồm 40 ao nuôi hình tròn, 8 bể tái chế nước, và một hệ thống xử lý chất thải rắn tiên tiến.

Với tầm nhìn tập trung vào giảm thiểu tác động độc hại đối với môi trường, HGS theo dõi một cách chặt chẽ quá trình xử lý chất thải từ việc phân loại cho đến phân hủy sinh học, và sử dụng công nghệ nén và khử nước để đảm bảo sự hiệu quả trong xử lý chất thải.

Ngoài ra, HGS còn đứng đầu trong việc triển khai hệ thống lọc nước và tái sử dụng nguồn nước, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

Điều quan trọng nhất là công nghệ nuôi tôm trong nhà tại Mỹ đã vượt qua nhiều khó khăn của việc nuôi tôm trước đây ngoài trời. Họ đã thành công trong việc kiểm soát và duy trì nhiệt độ môi trường nước thông qua hệ thống RAS. Nhờ vào điều này, họ đã tăng tỷ lệ sống, giảm thiểu dịch bệnh, tăng tốc độ tăng trưởng cho tôm và quan trọng nhất là có khả năng thu hoạch tôm quanh năm.

Nuôi tôm thẻ trong nhà tại Mỹ

Với sở hữu kỹ thuật tiên tiến và con giống hoàn toàn sạch bệnh (SPF), cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng và số lượng, cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng tại Mỹ đang trở thành niềm hy vọng giúp tôm trở thành sản phẩm hải sản số một tại Mỹ, đồng thời tập đoàn Charoen Pokphand Foods (CPF) tiến xa hơn trong công nghệ sản xuất tôm trên thế giới.

Mặc dù mới hoạt động không lâu, nhưng với những nỗ lực của cơ sở nuôi tôm này tại Mỹ, nhiều người dự đoán rằng họ có thể thu hút một lượng lớn người tiêu dùng Mỹ. Điều này có thể tạo ra giá trị thương mại lớn tại thị trường rộng lớn này.

Đặc biệt, sau khi tích lũy kinh nghiệm và quản lý được các rủi ro sau mô hình nuôi tôm khép kín tại Mỹ, CPF và HGS dự kiến mở rộng mô hình này tại nhiều nơi trên khắp thế giới.

Theo Tiến sĩ Macintosh, Giám đốc điều hành HGS và cũng là Phó chủ tịch cấp cao của CP Foods, ông kỳ vọng rằng trong tương lai, mô hình nuôi trồng này sẽ được triển khai tại nhiều nơi trên toàn cầu. Mô hình này sẽ giúp các hộ nuôi và cơ sở giảm đi đáng kể các chi phí đầu vào, cải thiện chất lượng và sản lượng tôm thương phẩm. Quan trọng hơn, mô hình này cũng được coi là một biện pháp tối ưu để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường biển thông qua hoạt động nuôi trồng thủy sản của con người.

Nguồn: Tepbac

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
phone-icon