Sự khác nhau của EHP và các vi bào tử trùng khác là gì

Chia sẻ bài viết:

Bệnh EHP hiện đang gây lo ngại và trở thành một mối đe dọa đáng lo ngại cho người nuôi tôm nói chung. Dù không đến mức gây tử vong hàng loạt cho ao nuôi, nhưng bệnh này gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế cho người nuôi, do ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và tốc độ phát triển của tôm. Nếu kiểm soát và phòng ngừa tốt bệnh EHP sẽ đảm bảo sự bền vững và hiệu quả của ngành nuôi tôm. Cùng tomthechantrang.vn tìm hiểu về EHP và các vi bào tử trùng khác nhau ra sao trong bài dưới đây.

Tổng quan về bệnh EHP

EHP là viết tắt của Enterocytozoon hepatopenaei, bệnh EHP trên tôm do sự lây nhiễm của vi bào tử trùng.

Ehp và các vi bào tử trùng
Ehp và các vi bào tử trùng

Sự khác biệt của bệnh EHP và các vi bào tử trùng là gì ?

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) và các vi bào tử trùng khác có sự khác biệt trong cách tác động lên tôm. EHP tác động đến các tế bào biểu mô hình ống trong gan tụy của tôm, gây phá hủy và cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng bình thường của chúng. Mặc dù EHP không gây tử vong trực tiếp cho tôm, nhưng nó thường được xác định là nguyên nhân chính làm tôm chậm phát triển.

Nguồn lây của bệnh EHP từ đâu?

Nguồn lây của bệnh EHP rất đa dạng và khó kiểm soát. Bệnh có thể lây từ tôm giống, từ thức ăn và từ môi trường sống.

  • Theo hướng dọc: vi bào tử trùng có thể tồn tại trong trứng của tôm mẹ (tôm giống), gây nhiễm trùng cho tôm con.
  • Theo hướng ngang: tôm có thể bị nhiễm bệnh EHP qua việc ăn tôm khác mắc bệnh hoặc ăn các sinh vật mang mầm bệnh như giun đất, cua và phân cua trong ao nuôi.
  • Theo đường ký sinh trên vỏ (da) tôm: sau khi tôm lột xác, vi bào tử trùng sẽ thoát khỏi vỏ cũ và bám vào vỏ (da) tôm mới, thải ra chất độc trước khi xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng và gây tử vong cho tôm. Vì tôm ở độ tuổi nhỏ thường lột xác thường xuyên, nên khả năng tử vong do bệnh EHP cũng tăng lên.

Nguồn lây EHP trên tôm

Chủ đồng phòng chống như thế nào ?

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh EHP không hiệu quả. Sự lạm dụng kháng sinh không chỉ làm tôm chậm lớn mà còn gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh EHP?

Để phòng phòng bệnh EHP chủ yếu dựa trên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc lựa chọn tôm giống, quản lý ao nuôi, thức ăn bổ sungmôi trường nước, cả trước và trong quá trình nuôi, và thực hiện đầy đủ các biện pháp về an toàn sinh học.

Với mùa vụ mới

  • Kiểm soát EHP từ tôm bố mẹ từ trại giống và đảm bảo thức ăn tươi không bị nhiễm EHP trong giai đoạn lựa chọn tôm giống.
  • Trước khi sử dụng, các vật dụng trong ao nuôi phải được khử trùng. Tăng cường xả nước thải để tránh giảm chất lượng nước trong ao nuôi. Sử dụng men vi sinh để ngăn ngừa mầm bệnh và sự phát triển của vi khuẩn. Tránh sử dụng thuốc hoặc kháng sinh bừa bãi để không gây hại cho gan tụy của tôm.
  • Tăng cường bổ sung khoáng chất, vitamin C, và các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung khác giúp tôm tăng cường hệ thống phòng chống bệnh tật.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh gan tụy trên tôm thẻ chân trắng

Với đàn tôm đã bị nhiễm bệnh

Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm, tôm sẽ bị viêm và các bộ phận khác trong cơ thể cũng bị hủy hoại, máu loãng và huyết cầu giảm dần, dẫn đến thiếu oxy. Do đó, điều trị có thể bao gồm cải thiện chất lượng nước, tăng lượng oxy trong ao nuôi và đảm bảo oxy trong ao không thấp hơn 5ppm. Nên cung cấp thức ăn bổ sung chứa vitamin và chất dinh dưỡng để giúp các bộ phận khác khỏe mạnh và tăng số lượng huyết cầu.

 

 

 

Cuối cùng, để đảm bảo sức khỏe cho tôm, người nuôi và người tiêu dùng, hãy lựa chọn sử dụng các sản phẩm an toàn từ Shop Tôm Thẻ Chân Trắng, các sản phẩm đều do Tập Đoàn Tân Huy Hoàng sản xuất và phân phối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
phone-icon