TPD – Bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ

Chia sẻ bài viết:

Trong thời gian gần đây, một bệnh mới có tên là “translucent post larvae disease” – TPD (bệnh mờ đục ấu trùng tôm thẻ) đã xuất hiện và đang gây ra những rủi ro đáng lo ngại cho ngành công nghiệp nuôi tôm ở Trung Quốc. Cùng tomthechantrang.vn tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh này trong bài dưới đây.

Bệnh mờ đục ấu trùng tôm thẻ là gì?

Bệnh TPD (Translucent Post Larvae Disease) là một loại bệnh mới xuất hiện trên tôm giống thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) và đã được phát hiện tại Trung Quốc vào năm 2020.

Đặc điểm của bệnh mờ đục ấu trùng – TPD này là tôm thể hiện triệu chứng chết cấp tính (100%) chỉ sau vài ngày kể từ khi xuất hiện các biểu hiện như thân tôm trở nên mờ đục hoặc trong suốt, và bệnh lan nhanh chóng. TPD thường xuất hiện trên các tôm giống từ giai đoạn PL4 đến PL7.

Nguồn gốc, phân bố của TPD

Bệnh mờ đục ấu trùng ấu trùng tôm đã được ghi nhận trên diện rộng tại tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc, kể từ tháng 3 năm 2020. Sau đó, vào tháng 4 năm 2020, bệnh đã bắt đầu lây lan sang các vùng nuôi tôm chính ở phía bắc Trung Quốc thông qua vận chuyển tôm hậu ấu trùng (PL).

Bệnh TPD gây ảnh hưởng nặng nề đối với tôm thẻ chân trắng giai đoạn hậu ấu trùng từ 4 đến 7 ngày tuổi (PL4 ~ PL7), và có khả năng lây nhiễm rất nhanh. Thông thường, tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn có thể lên đến 60% vào ngày thứ hai sau khi nhận biết các dấu hiệu bất thường, và trong những trường hợp nghiêm trọng, tỷ lệ này có thể tăng lên đến 90-100% vào ngày thứ ba.

Bệnh mờ đục ấu trùng tôm thẻ

Nguyên nhân gây bệnh mờ đục ở giống tôm thẻ chân trắng là gì?

Năm 2020, Ying Zou và nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên tôm bị bệnh TPD (Translucent Post Larvae Disease) để xác định nguyên nhân gây bệnh. Kết quả của họ từ xét nghiệm PCR cho thấy rằng tôm bị TPD không nhiễm các mầm bệnh đã biết trước đây như:

  • Vi rút gây bệnh hội chứng đốm trắng (WSSV),
  • Vi rút gây hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV),
  • Vi rút gây bệnh VAHPND, SHIV, vi rút đầu vàng (YHV),
  • Vi rút gây hội chứng Taura (TSV),
  • Vi rút gây hoại tử cơ (IMNV).

Những kết quả này cho thấy có thể có một mầm bệnh mới xuất hiện gây ra TPD.

Có thể bạn quan tâm: Sự khác nhau giữa bệnh đục cơ và hoại tử cơ trên tôm thẻ

Phân tích trình tự gen 16S rRNA đã chỉ ra rằng trong 10 chủng vi khuẩn chiếm ưu thế, chủng JS20200428004-2 thuộc chi Vibrios có mức độ tương đồng cao với V. parahaemolyticus (99,93%). Khi thực hiện phân loại vi khuẩn bằng kỹ thuật MLSA, chủng JS20200428004-2 được xác định là chủng có liên quan chặt chẽ nhất với V. parahaemolyticus.

Dựa trên kết quả này, họ suy luận rằng V. parahaemolyticus mới (Vp-JS20200428004-2) có thể là tác nhân gây bệnh TPD. Tác nhân gây bệnh này đã thể hiện độc lực cao đối với tôm thẻ giai đoạn hậu ấu trùng và có khả năng gây ra những biến đổi mô bệnh học cấp tính, đặc biệt là ở gan tụy và ruột tôm.

Triệu chứng TPD trên tôm thẻ chân trắng là gì ?

Các ấu trùng tôm bị nhiễm bệnh mờ đục thường có những đặc điểm lâm sàng giống nhau. Gan tụy của chúng thường trở nên nhợt nhạt hoặc thậm chí không có màu sắc, cùng với đường tiêu hóa trống rỗng.

Điều này làm cho cơ thể của những con ấu trùng trở nên trong suốt và mờ đi. Vì vậy, người nuôi tôm thường gọi chúng là “ấu trùng trong suốt” hoặc “ấu trùng thủy tinh”. Ngoài ra, số lượng lớn các cá thể ấu trùng bị bệnh thường chìm xuống đáy ao nuôi do bệnh làm giảm khả năng bơi lội của chúng.

Cách phòng và trị bệnh như thế nào?

Đây là một loại bệnh mới nổi nên chưa có biện pháp phòng trị cụ thể. Tuy nhiên, một số người nuôi tôm ở Trung Quốc đã ghi nhận rằng việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể giúp giảm tình trạng bệnh mày.

Phòng và trị bệnh ấu trùng TPD trên tôm thẻ

Để đối phó với bệnh mờ đục ấu trùng tôm thẻ này, trong quá trình nuôi tôm, người nuôi có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp sau:

  • Vệ sinh kỹ toàn bộ bể nuôi sau một chu kỳ sản xuất và phơi khô bể trong khoảng 10 ngày.
  • Sử dụng bạt nhựa che đậy bể để ngăn chặn nguồn vi khuẩn lây lan trong không khí.
  • Cấp nước đã được xử lý vào bể thông qua lưới lọc nước ao tôm để tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn và vật chủ trung gian có nguy cơ gây bệnh cho tôm giống.
  • Kiểm tra tất cả các nguồn Vibrio bằng đĩa thạch TCBS để giảm số lượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống nuôi.
  • Sử dụng tảo sạch, khử trùng, làm giàu thức ăn chính.
  • Bổ sung khoáng vi lượng, Vitamin C và chế phẩm vi sinh vào khẩu phần ăn cho tôm nuôi, đặc biệt trong thời kỳ lột xác.
  • Chăm sóc cho ăn và quản lý môi trường ao nuôi tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng lột xác nhanh chóng.
  • Định kỳ xiphong sạch đáy bể, loại bỏ thức ăn dư thừa, thay nước đúng quy định để giữ môi trường nuôi sạch sẽ và hạn chế tối đa dịch bệnh.
  • Kiểm soát nhiệt độ nước bể nuôi trong khoảng 27 – 28°C.
  • Quản lý sự phát triển của tảo.

Những câu hỏi thường gặp

Bệnh mờ đục TPD ấu trùng tôm thẻ là gì?

Trả lời: Bệnh TPD (Translucent Post Larvae Disease) là một loại bệnh mới xuất hiện trên tôm giống thẻ chân trắng. Đặc điểm của bệnh mờ đục ấu trùng tôm thẻ là tôm có biểu hiện triệu chứng chết cấp tính (100%) chỉ sau vài ngày kể từ khi xuất hiện các biểu hiện như thân tôm trở nên mờ đục hoặc trong suốt, và bệnh lan nhanh chóng.

Nguyên nhân gây bệnh mờ đục ở giống tôm thẻ chân trắng là gì?

Trả lời: Nghiên cứu chỉ ra rằng, chủng V. parahaemolyticus mới (Vp-JS20200428004-2) có thể là tác nhân gây bệnh TPD. Tác nhân gây bệnh này đã thể hiện độc lực cao đối với tôm thẻ giai đoạn hậu ấu trùng và có khả năng gây ra những biến đổi mô bệnh học cấp tính, đặc biệt là ở gan tụy và ruột tôm.

Triệu chứng TPD trên tôm thẻ chân trắng là gì ?

Trả lời: Bệnh TPD (Translucent Post Larvae Disease) là một loại bệnh mới xuất hiện trên tôm giống thẻ chân trắng. Đặc điểm của bệnh mờ đục ấu trùng tôm thẻ là tôm có biểu hiện triệu chứng chết cấp tính (100%) chỉ sau vài ngày kể từ khi xuất hiện các biểu hiện như thân tôm trở nên mờ đục hoặc trong suốt, và bệnh lan nhanh chóng.

Cách phòng và trị bệnh như thế nào?

Trả lời: Đây là một loại bệnh mới nổi nên chưa có biện pháp phòng trị cụ thể. Tuy nhiên, một số người nuôi tôm ở Trung Quốc đã ghi nhận rằng việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn và 1 số cách khách để có thể giúp giảm tình trạng bệnh này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
phone-icon