Bệnh phân trắng trên tôm là một vấn đề nghiêm trọng trong ngành nuôi trồng tôm, gây thiệt hại lớn đến năng suất và lợi nhuận của các trang trại tôm. Đây là một bệnh lây lan nhanh chóng và có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao. Trong bài viết này, Tôm Thẻ Chân Trắng sẽ cùng bạn đi sâu vào phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Nội dung
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh phân trắng trên tôm
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh phân trắng trên tôm có thể bao gồm một loạt các yếu tố phức tạp. Đầu tiên, chất lượng thức ăn kém hoặc bị nhiễm mốc, hoặc chứa các độc tố có hại khiến cho tôm bị nhiễm bệnh đường ruột. Thức ăn không tốt không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm mà còn gây tổn thương đường ruột và làm suy giảm khả năng hấp thu thức ăn của chúng, dẫn đến triệu chứng bệnh phân trắng
Thứ hai, tảo độc cũng có thể là nguyên nhân khác gây bệnh trên tôm thẻ nói chung. Những loại tảo này tiết ra các enzyme độc hại làm tổn thương lớp biểu mô ruột của tôm, gây suy giảm trong quá trình hấp thu thức ăn và gây ra các triệu chứng bệnh đường ruột.

Ngoài ra, ký sinh trùng gây bệnh Gregarine có thể bám vào thành ruột của tôm, gây ra các vấn đề về đường ruột và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tôm.
Cuối cùng, các vi khuẩn như chuẩn Vibrio là những tác nhân gây bệnh phân trắng thường gặp. Môi trường ô nhiễm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tảo độc, vi khuẩn và virus, các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể tôm và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Xem thêm:
Triệu chứng bệnh phân trắng trên tôm
Dù bề ngoài tôm có vẻ bình thường, nhưng khi quan sát kỹ càng và điều tra môi trường ao nuôi, có thể nhận thấy những dấu hiệu sau cho thấy tôm bị bệnh phân trắng:
- Tôm ăn kém (hoặc không ăn nếu bị nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở vùng có gió. Khi kiểm tra đường ruột tôm, sẽ thấy không có thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
- Phân tích mô học của tôm bị bệnh phân trắng thường cho thấy gan bị tổn thương, các tế bào gan chết từng điểm, bong ra.
- Hệ thống đường ruột bị viêm nhiễm nặng, không thể hấp thụ thức ăn, phân tôm màu trắng, thịt tôm không đủ vỏ, vỏ trở nên mềm.

Bệnh phân trắng trên tôm có thể được phát hiện và xử lý sớm để khôi phục khả năng ăn của tôm. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng không ăn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng bệnh của tôm sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến tình trạng tôm chết rải rác ở đáy ao, từ vài con đến hàng trăm con/ngày và số lượng này có thể tăng lên mỗi ngày.
Cách phòng chống bệnh phân trắng trên tôm
Các chế phẩm sinh học nên có thành phần vi sinh phân hủy hữu cơ như Bacillus, Thiobacillus, Clostridium, Lactobacillus, Nitrosomonas, Nitrobacteria, kết hợp với các enzyme hữu cơ như Protease, Phytase, Lypase, Amyllase, Cellulace, Chitinnase… để hỗ trợ quá trình phân hủy của vi sinh vật, cải thiện oxy hóa và sự sinh trưởng của vi khuẩn có lợi.
Ngoài ra, cần bổ sung các chất hỗ trợ gan vào thức ăn hàng ngày để tăng sức đề kháng của tôm. Trộn thêm enzyme và vi sinh vật đường ruột vào khẩu phần ăn để hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn. Thường xuyên sổ ký sinh trùng để phòng ngừa và giúp tôm có thể bắt mồi và tiêu hóa tốt, từ đó sinh trưởng nhanh chóng. Sử dụng các loại thuốc sổ ký sinh trùng như Praziquantel, Menbendazole, Fenbendazole, Albendazole… để loại bỏ ký sinh trùng khỏi tôm.
Nên thực hiện xổ ký sinh trùng khi tôm ở trạng thái khỏe mạnh, sử dụng các hỗ trợ gan, hỗ trợ đề kháng và lợi khuẩn đường ruột cho tôm sau khi xổ ký sinh trùng. Kiểm soát tảo độc là một điều cần thiết, không để tảo phát triển quá mức thông qua quản lý nguồn dinh dưỡng trong ao nuôi. Đồng thời, cần bổ sung các khoáng hữu cơ, Vitamin C, Beta glucan, Premix… vào khẩu phần ăn cho tôm giống để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống bệnh.
Cách trị điều trị khi tôm bị phân trắng
Trong quá trình điều trị bệnh phân trắng trên tôm có cách tiếp cận hiệu quả bao gồm các bước sau:
1. Tạm ngưng cho tôm ăn
Không cho tôm ăn trong từ 1 đến 2 ngày để có thể giảm đi lượng thức ăn cũng như giúp làm sạch đường ruột của tôm. Khi cho tôm ăn lại, bạn có thế sử dụng thức ăn bổ sung như:
2. Thay nước
Tiến hành thay đổi lượng nước trong ao nuôi trong khoảng từ 30-50% để cải thiện môi trường ao. Trong tình trạng tôm chuyển biến quá xấu, cần tiến hành thay nhiều hơn hoặc toàn bộ ao nuôi. Trong trường hợp muốn diệt khuẩn ao nuôi, có thể sử dụng Hi-Odine 90.
3. Diệt khuẩn và diệt tảo độc
Diệt khuẩn và loại bỏ những loại tảo độc có trong ao nuôi bằng những hóa chất như: BKC, Iodine, H2O2, KMnO4. Tùy vào từng tình trạng ao cụ thể, chọn loại hóa chất phù hợp nhất với sức khỏe tôm nuôi để phòng chống bệnh phân trắng trên tôm
4. Bổ sung khoáng chất
Để cải thiện môi trường ao, nên bổ sung vô và Yucca, kết hợp thêm Zeolite và oxy hạt. Đồng thời đây cũng là cách ngăn chặn được sự tích tụ khí độc cũng như tạo điều kiện cho những vi sinh vật có lợi trong ao có thể phát triển.
5. Giữ ổn định pH
Ổn định độ pH trong nước trong ao bằng chất cân bằng hoặc sử dụng phèn nhôm vời liều dùng là 5 kg phèn nhôm/1.000m3 nước.
6. Điều trị bằng thảo dược
Bà con có thể sử dụng những loại thảo dược để điều trị bệnh phân trắng trên tôm như: lá trầu không, trâm bầu, trà xanh, vỏ măng cụt, tinh tỏi,… Cách đơn giản và hiệu quả nhất khi sử dụng các loại thảo dược này chính là xay nhuyễn và nấu chúng thành nước hoặc nấu thành dạng gel. Sau đó vào mỗi buổi cho tôm ăn, bà con hãy trộn hỗn hợp này với liều lượng phù hợp. Đối với dạng nước sẽ là 10-20ml/kg và đối với dạng gel sẽ là 5-10g/kg. Đồng thời bạn cần cho tôm ăn trong 5 ngày liên tục và số lần ăn mỗi ngày là 3-4 lần.
7. Hạn chế sử dụng kháng sinh
Trong nhiều trường hợp, người nuôi lựa chọn sử dụng kháng sinh với mong muốn việc điều trị được nhanh chóng hơn. Tuy nhiên đây sẽ là con dao hai lưỡi gây hại vô cùng nghiêm trọng. Việc sử dụng kháng sinh không đúng liều lượng sẽ khiến tôm trở nên kháng thuốc.
8. Phòng bệnh chủ động
Tăng cường sức khỏe tôm và duy trì môi trường ao nuôi trong tình trạng tốt để giảm thiểu nguy cơ bệnh phân trắng xảy ra. Để có kết quả điều trị cao, bà con nên kết hợp xử lý vi khuẩn, ký sinh trùng, tảo độc và đảm bảo các thông số môi trường ổn định. Ngoài ra, điều trị bệnh phân trắng hiệu quả là nên ngưng cho tôm ăn 1 – 2 ngày và bắt đầu điều trị khi bệnh mới bắt đầu.

Bệnh phân trắng trên tôm được nhiều người quan tâm bởi tính quan trọng và cấp thiết của nó. Việc tăng cường giám sát định kỳ, duy trì chất lượng nước và sử dụng các phương pháp điều trị hợp lý là những yếu tố then chốt để giảm thiểu rủi ro bệnh tật. Với những vấn đề cần đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ giải quyết, hãy liên hệ ngay đến Tân Huy Hoàng chúng tôi!