Tôm rớt cục thịt đã và đang gây ra nhiều thách thức cho người nuôi. Điều này không chỉ là vấn đề về khía cạnh kinh tế mà còn là mối quan tâm lớn đối với sức khỏe của đàn tôm. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Và làm thế nào để xử lý một cách hiệu quả? Hãy cùng Tôm Thẻ Chân Trắng đi sâu vào bài viết để tìm hiểu về vấn đề này.
Nội dung
Biểu hiện của hiện tượng tôm rớt cục thịt
Tình trạng tôm rớt cục thịt là một hiện tượng đặc biệt quen thuộc trong ngành nuôi tôm, mô tả việc tôm chết mà vẫn giữ nguyên độ tươi mềm, nhưng các bộ phận như đầu, râu, chân bơi, chân bò, và đuôi bị mất mát do sự ăn mòn từ những con tôm khỏe mạnh xung quanh.
Hiện tượng này thường xuất hiện nhiều tại các ao nuôi bạt, đặc biệt là trong giai đoạn trước thu hoạch, thường xảy ra khoảng sau 2 tháng nuôi. Đối với những ao nuôi có mật độ cao, tôm rớt cục thịt có thể xảy ra ngay sau 1,5 tháng, tạo nên cảnh tượng mỗi đêm một lượng lớn tôm chết rơi đáy, gây mất mát đáng kể từ vài chục kg đến thậm chí là hàng tấn tôm.
Nguyên nhân tôm rớt cục thịt là gì?
Trong suốt quá trình nuôi, việc quản lý môi trường nước ao nuôi chưa tốt, cho ăn chưa hợp lý, hay do nhiều nguyên nhân khác khiến tôm rớt cục thịt . Dưới đây là những nguyên nhân thường xảy ra như:
Nhiệt độ nước giảm đột ngột/cục bộ
Lúc này tôm có xu hướng tìm đến vùng nước có nhiệt độ ấm hơn đáy ao, đồng thời tránh đi tiếng ồn của mưa to (nơi tập trung nhiều khí độc và mầm bệnh). Tại đây, tôm thường bị rớt cục thịt sau khi lột.
Mật độ nuôi dày
Khi tôm vừa lột vỏ xong thịt còn mềm và sức khỏe rất yếu chưa kịp hấp thụ khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ thì còn này đâm con kia, con mạnh hơn ăn con yếu hơn dẫn đến hiện tượng tôm bị rớt cục thịt hoặc tôm chết.
Thiếu oxy hòa tan trong ao
Khi mưa lớn dễ dẫn đến việc nước ao bị phân tầng oxy, dẫn đến thiếu hụt oxy ở đáy, đặc biệt là về đêm. Nếu tôm lột nhiều trong nước, trước và sau khi mưa càng làm cho tôm dễ chết đồng loạt hơn vì thiếu oxy, khí độc cao, sự thiếu hụt khoáng chất và sự sụt giảm độ cứng, độ kiềm của nước ao.
Độ pH giảm nhanh
Khi mưa lớn pH giảm sẽ kích thích quá trình lột xác của tôm diễn ra nhanh chóng hơn, tuy nhiên điều này dễ làm tôm chết trước, trong và sau khi mưa.
Sụp tảo, tảo tàn phát triển nhanh chóng trong quá trình nuôi
Tảo tan sẽ sinh ra khí độc đặc biệt là H2S, tôm chết do ngộ độc H2S. Đồng thời tảo tàn là nơi nuôi dưỡng mầm bệnh, mật độ vi khuẩn gia tăng cùng với sức khỏe tôm đang suy giảm làm tôm càng dễ nhiễm bệnh: Rỗng ruột, đốm đen, đen mang, và hoại tử gan cấp tính.
Giải pháp cho bệnh rớt cục thịt trên tôm
Để ngăn chặn hiện tượng tôm tôm rớt cục thịt thì các kỹ thuật nuôi tôm thẻ cần được thực hiện một cách hiệu quả để duy trì một môi trường ao nuôi ổn định. Dưới đây là những biện pháp chi tiết:
Quản lý mật độ thả nuôi
Đảm bảo thả nuôi với mật độ phù hợp, tùy thuộc vào mô hình và điều kiện quản lý cụ thể. Sự kiểm soát chặt chẽ về mật độ giúp giảm áp lực lên tôm, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình lột xác.
Kiểm soát lượng thức ăn
Hạn chế việc cho ăn dư thừa, tránh tạo ra sinh khí độc hại như Nitrite (NO2) và Ammonia (NH3), góp phần giảm thiểu áp lực lên quá trình lột xác của tôm và các bệnh trên tôm thẻ
>>> Mời bạn xem thêm: Bệnh Phát Sáng Trên Tôm – Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị
Quản lý chất thải và sử dụng vi sinh bón
Thực hiện xi-phông định kỳ để loại bỏ chất thải khỏi ao nuôi. Sử dụng vi sinh bón giúp xử lý nước, kiểm soát vi khuẩn gây bệnh, và duy trì sự cân bằng sinh học trong ao.
Kiểm tra chất lượng nước thường xuyên
Thực hiện kiểm tra định kỳ các chỉ tiêu chất lượng nước như độ pH, độ kiềm, và hàm lượng oxy hòa tan. Đặc biệt cần chú ý đến những thay đổi đột ngột, đặc biệt là trong những ngày có lượng mưa lớn kéo dài.
Những biện pháp này, khi thực hiện đồng bộ, sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng tôm rớt cục thịt và duy trì một môi trường ao nuôi ổn định, hỗ trợ quá trình phát triển của tôm một cách lành mạnh.
Hiện tượng tôm rớt cục thịt không chỉ là một vấn đề cá biệt mà còn là thách thức đối với toàn bộ ngành nuôi tôm. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả không chỉ giúp giảm tỷ lệ tử vong mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và sự bền vững của hệ thống nuôi tôm. Điều này là chìa khóa quan trọng để ngành nuôi tôm phát triển bền vững trong tương lai.